Skkn một số biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh ở cấp THCS



Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn có hai nhiệm vụ song hành: đó là giảng dạy và giáo dục ý thức, thái độ, đạo đức học sinh. Hai nhiệm vụ này luôn luôn song hành với nhau chúng ta không thể bỏ nhiệm vụ nào, hoặc không thể coi nhiệm vụ nào là quan trọng hơn nhiệm vụ nào. Bởi vì, để trở thành một người công dân tốt, trở thành một người thành đạt, được sự tôn trọng, quý mến của mọi người trong xã hội nhất thiết người công dân ấy, ngoài việc phải là người có tri thức sâu rộng, hiểu biết, còn phải là người cư xử có văn hóa, có đạo đức cao cả. Như Bác Hồ đã dạy trong một buổi nói chuyện với học sinh: “Có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng .Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Ở đây tôi muốn bàn đến chữ “tài” và chữ “đức” trong giáo dục học sinh trung học, nhất là học sinh trung học cơ sở, trọng tâm là làm thế nào để các em tự “rèn đức luyện tài” như lời Bác đã căn dặn. Ở tuổi này các em bắt đầu nhìn nhận thế giới xung quanh với con mắt tò mò, hiếu kỳ và bắt đầu muốn khàm phá nó. Tuy muốn tìm hiểu, khám phá xã hội nhưng các em lại chưa hề hiểu biết về nó - tức là chưa chủ động để tiếp cận với các vấn đề xã hội ấy. Vì vậy dễ bị những cám dỗ từ tiêu cực xã hội đó ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tư duy, hiểu biết non nớt của các em. Các em dễ có cảm nhận lệch lạc, phiến diện về cuộc sống và khó điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của mình sao cho đúng đắn. Nếu các em không nhận thức được đúng sự việc thì ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của các em. 

Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đã được nhiều ban ngành, tổ chức xã hội quan tâm. Trong nhà trường cũng tích cực tìm kiếm nhiều giải pháp để giáo dục đạo đức học sinh một cách toàn diện nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước. 

Là một giáo viên tham gia trực tiếp công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong những năm qua, tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp qua đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh ở cấp THCS”

Mục đích nghiên cứu: 

- Giúp giáo viên chủ nhiệm đổi mới cách quản lý học sinh một cách chủ động, khoa học và không gò bó học sinh. Cần thay đổi cách xử lý sai phạm của học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích cực. Xử lý với thái độ động viên, khuyến khích giúp học sinh có hành vi và thái độ ứng xử đúng đắn. 

- Giúp học sinh tự do phát triển khả năng, chủ động trong hành vi và sáng tạo trong các hoạt động tập thể, các nhân nhưng vẫn đảm bảo được kỷ luật của nhà trường, của lớp.

Nhiệm vụ nghiên cứu: 

Nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu một số biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của các em về tính kỷ luật. Tìm hiểu nguyên nhân, tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp, những cách làm hiệu quả để chỉ đạo, tổ chức và rèn luyện, áp dụng nâng cao chất lượng giáo dục tính kỷ luật của học sinh trong lớp học và trường học.

...

Link tải file đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn