Skkn Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 2 khi học môn Tự nhiên và Xã hội

 


I. Tên đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 2 KHI HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.

II .Đặt vấn đề:

    Tự nhiên và Xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình tiểu học, cùng với Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng  phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người.

    Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục  bậc tiểu học đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học các môn học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng. Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của  con người. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

    Từ thực tế giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung Sách giáo khoa và phương pháp dạy học để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện, tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. Để thực hiện được điều này người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng. Chính vì vậy, trong kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề "Phát huy tính tích cực của học sinh lớp Hai khi học môn Tự nhiên và Xã hội ".

   Chương trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, tôi được trải qua nhiều năm giảng dạy. Do đó, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi lớp 2.

 

III. Cở sở lí luận:

    - Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Nhằm tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hoc tập giao lưu để hình thành, rèn luyện và vận dụng kiến thức trong thực tiễn đời sống. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy gây hứng thú trong học tập để các em có thể học tập tốt được tất cả các môn học khác.

   - Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt môn Tự nhiên và Xã hội là rèn luyện các em có được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

   - Môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao. Tính tích hợp ấy được thể hiện ở ba điểm sau:

   + Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội xem xét Tự nhiên – Con người – Xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau.

  + Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số.

   + Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có cấu trúc phù hợp với nhận thức của  học sinh.

   - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp Một kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp Hai. Và cứ như vậy mức độ kiến thức được nâng dần lên ở các lớp cuối cấp.

   - Tự nhiên và Xã hội là một môn học có thể nói cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em.

    - Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những hoạt động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của các em.

   - Người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm lí, kích thích học sinh học tập như: khen ngợi, tuyên dương,… tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả năm giác quan nghe, nhìn, sờ mó, nếm, ngửi. Vì thế, giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động làm phong phú các hoạt động học tập, tăng cường phương pháp phát triển khả năng quan sát tri giác của học sinh để giúp các em chủ động tiếp thu tri thức, hiểu bài nhanh, khắc sâu và nhớ lâu kiến thức bài học.

   Tóm lại: Việc thay đổi các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp học, nội dung học tập của môn học cần phải đi song song với quá trình tri giác, tư duy của học sinh.

...

Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn