Skkn Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho trẻ 18 – 24 tháng ở trường mầm non



1.1: Lý do chọn đề tài

Nếu nguồn sữa ngọt ngào nuôi ta lớn thì đối với trẻ nhu cầu được chơi cũng giống như nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày của con người. Như vậy thông qua hoạt động với đồ vật, đặc biệt trong quá trình thao tác dưới sự giúp đỡ của người lớn, đứa trẻ chiếm lĩnh được cái tôi và có nghĩa là chiếm được những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người chứa đựng trong thế giới đồ vật trẻ mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Trong quá trình chơi giáo viên đóng vai trò rất quan trọng là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ hòa nhập vào cuộc chơi qua đó uốn nắn rèn kỹ năng cho trẻ, trẻ dần hoàn thiện hơn. Qua chơi giúp trẻ sớm khám phá cái hay cái đẹp của đời sống xung quanh trẻ, giải quyết những mâu thuẫn khó khăn khi chơi “Hòa nhập vào xã hội trẻ em”.


Có rất nhiều hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non nhưng hoạt động với đồ vật giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi. Trong khi chơi trẻ được tham gia vào hoạt động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ, bởi lẽ hoạt động này gây ra những biến đổi về chất, tạo nên những nét tâm lý mới có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ. Đồng thời là tiền đề cho hoạt động vui chơi ở độ tuổi mẫu giáo, hoạt động với đồ vật rất đa dạng nó có sức hấp dẫn kì lạ vì vậy tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi chính là đưa trẻ vào hoạt động học.Cùng với những bước đi chập chững đầu tiên, trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian ngày một rộng rãi hơn và có được mối quan hệ khăng khít với thế giới đồ vật xung quanh. Đồ vật trở thành những đối tượng cuốn hút, kích thích tò mò của trẻ, thúc đẩy trẻ hành động để tìm hiểu những đặc tính của chúng. Quá trình hoạt động tích cực với đồ vật làm nảy sinh ở trẻ mối quan hệ với thế giới đồ vật. Dần dần trẻ phát hiện ra công dụng của các đồ vật và đồng thời cùng một lúc trẻ cũng tiếp nhận được những quy tắc của hành vi xã hội gắn liền với đồ vật đó. Qua chơi trẻ thể hiện cái tôi của mình, trẻ học qua chơi, trẻ chơi mà học. Đồ chơi chính là con đường giúp trẻ nhận biết thế giới, phát triển những khả năng tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ.


Thông qua hoạt động với đồ vật chính là phương tiện chủ yếu tốt nhất để rèn luyện và phát triển các giác quan của trẻ. Nhờ được thao tác, được luyện tập, được chơi với đồ chơi, đồ vật… là chơi khác nhau về màu sắc, độ lớn, hình dáng. Hoạt động với đồ vật đã tạo cho trẻ một thói quen lễ phép, cách xưng hô biết chào hỏi kính trọng ông bà, bố mẹ, em bé. Qua hoạt động với đồ vật đã giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước biết yêu quý người lao động, tôn trọng những thành quả mà mình làm ra. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động một cách tự tin tích cực.


Đối với trẻ 18-24 tháng hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo. Hoạt động với đồ vật, đồ chơi có mặt trong tất cả các hoạt động khác như học tập, lao động, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mần non. Thông qua chơi để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ ta có thể tự làm đồ chơi cho trẻ, vì đồ chơi càng phong phú bao nhiêu càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá, mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã trải nghiệm ở lớp, việc cho trẻ hoạt động với đồ vật không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng và xã hội. Với tầm quan trọng của hoạt động với đồ vật như vậy là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy khi thực hiện hoạt động  giáo dục, trước tiên tôi phải nghiên cứu tài liệu về hoạt động với đồ vật, sau đó lựa chọn phương pháp, biện pháp cách thức phù hợp với mục đích, yêu cầu của giáo dục trẻ, chơi như thế nào để phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Tôi thấy mình cần có phương pháp như thế nào để giúp trẻ tham gia vào hoạt động với đồ vật một cách tích cực, hứng thú, say mê, chủ động tự tin sáng tạo. Nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng  hoạt động với đồ vật cho trẻ 18 – 24 tháng” để nghiên cứu và tìm ra phương pháp dạy học tốt hơn và hiệu quả hơn.


1.2: Mục đích nghiên cứu:

Nhờ có hoạt động với đồ vật mà chức năng của đồ vật lần đầu tiên bộc lộ ra trước mắt đứa trẻ và đồ vật xung quanh trẻ trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ khiến trẻ hăng hái đi tìm kiếm , lôi cái này ra, tháo cái  kia nắp vào cái nọ bận rộn suốt ngày, chính nhờ vậy mà tâm lý trẻ phát triên mạnh. Đặc biệt là trí tuệ chức năng của đồ vật là thuộc tính ẩn tàng, trẻ không thể phát hiện được bằng những hành động chơi. Đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những quy tắc trong hành vi, trong xã hội. Do nắm được phương thức hành động với đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bước phát triển mới.

Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 18-24 tháng nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng  hoạt động với đồ vật cho trẻ 18 – 24 tháng”  đạt kết quả tại  trường mầm non.
....
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG
Mới hơn Cũ hơn