Sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi

Hiện nay, với nhịp sống hối hả trong một xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải hoạt động không ngừng. Do đó, những KNS hết sức cần thiết giúp con người đủ bản lĩnh để tiếp thu tri thức và đạt đến sự thành công là yêu cầu vô cùng cấp thiết, bởi theo Kinixti – Học giả Mĩ “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và khả năng xu thế của người đó”.

 Giáo dục KNS cho trẻ nhằm giúp cho trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo biết yêu thương, chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn. Giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi), trẻ rất cần được trang bị các kỹ năng sống cần thiết để chuẩn bị học tập ở trường tiểu học và để hạn chế bớt những sai phạm, lúng túng, thậm chí nguy hiểm khi độc lập giải quyết cá tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Do đó, nếu đứa trẻ được giáo dục KNS ngay từ khi còn bé hay ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn trẻ học, tiếp thu và lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Mục tiêu GDMN đã xác định: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình hành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những KNS cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”. Ngoài ra còn xây dựng cho trẻ lòng tự tin chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách cuộc sống, hài hòa trong tương lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, các hành vi lệch lạc của trẻ em và bảo vệ quyền con người.

Do đó, người GVMN ngoài việc hướng dẫn cho trẻ các hoạt động trong trường, lớp, giáo dục trẻ lễ phép, ngoan ngoãn. Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng hơn nữa của GVMN còn phải chú trọng đến việc GD KNS cho trẻ. Hiện nay, tất cả các GVMN đều học bồi dưỡng thường xuyên qua tài liệu tập huấn Module 39 về GD KNS cho trẻ MG. Tài liệu giúp giáo viên nắm được các PP GDKNS cho trẻ. Tuy nhiên, điều cần làm rõ ở   đây là các giáo viên có ứng dụng các phương pháp vào thực tiễn hay không? Nếu có thì ứng dụng thế nào, có hiệu quả hay không? Thực tế chúng ta dễ dàng bắt gặp đứa trẻ 5-6 tuổi vẫn còn được cha mẹ chăm bẫm từng li từng tí: Từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đúc thức ăn…Do mỗi gia đình đều có từ 1-2 đứa con, có gia đình chỉ có một đứa con. Mọi người trong gia đình từ ông bà, cha mẹ rất mực yêu thương và nuông chiều con cháu của mình. Và từ đó xuất hiện “Hội chứng con một” dẫn đến trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ, không có thái độ giúp đỡ, quan tâm những người thân bất kỳ việc gì. Trẻ bế tắc khi phải xử lý các tình huống bất ngờ đến với trẻ từ cuộc sống thực do thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh để vượt qua khó khăn, thiếu sáng tạo, ý tưởng và dễ nản chí…

Những thực trạng trên đã báo hiệu về hoạt động GD KNS cho trẻ từ các trường mầm non, là cơ sở để GVMN phải nhìn nhận, đánh giá lại các PP mình sử dụng. Chính những điều trên đã thoi thúc tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng sử dụng các PP GD KNS cho trẻ của GVMN trên địa bàn huyện nơi tôi công tác.

Thạnh Phú là một huyện nghèo của tỉnh Bến Tre, là một trong những huyện có nhiều xã vùng sâu có điều kiện kinh tế xã hội đặc biêt khó khăn. Số lượng trường mầm non trên địa bàn có: 18 trường mầm non công lập, 3 trường tư thục mới mở. Nhiều trường có số lượng lớp thấp từ 4-5 lớp, có 4/18 trường có tổ chức bán trú. Đa số trẻ chỉ học 2 buổi/ ngày vì chưa đủ điều kiện tổ chức bán trú cho trẻ, mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên, còn nhiều trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phụ huynh đa phần là nông dân lao động. Vì vậy, chất lượng giáo dục mầm non ở đây thế nào? Nhận thức của GVMN ở đây về KNS có đúng không? Thực trạng sử dụng các PP GDKNS cho trẻ ra sao? Những khó khăn, trở ngại nào GVMN gặp phải khi sử dụng các PP GDKNS cho trẻ.

 Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phương pháp giáo dục kỹ năng sống, đề tài khảo sát thực trạng sử dụng các PP GDKNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp GVMN sử dụng các PP GD KNS cho trẻ hiệu quả hơn.

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của GVMN.

 Đối tượng nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 

 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng các PP GD KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non 

- Địa bàn khảo sát: Một số trường mầm non

 ...

Link tải file word đầy đủ 138 trang: TẢI XUỐNG 

Mới hơn Cũ hơn