Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non

  


1- Lý do chọn đề tài:

      Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em . Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và  phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người . Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.

     Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy.

      Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non  nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội  mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.

Đầu năm học 2017-2018, tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi với sỉ số là 20 cháu. Trong lớp có nhiều cháu chậm nói, chưa nói rõ được các từ đơn giản như: Dạ, ba, mẹ, cô, cho…. Mỗi khi đến lớp và khi ra về các cháu này chỉ vòng hai tay lại và cúi đầu xuống, ậm ự trong miệng chứ không nói rõ được từ nào, một số cháu nói được thì nói chưa rõ lời, chưa đủ ý.

    Tuy trẻ còn nhỏ nhưng rất hiếu động, thích tìm tòi,khám phá những thứ xung quanh.Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những hiện tượng, đồ vật mà trẻ nhìn thấy,nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra nhiều câu hỏi: Ai đấy?, Con gì? Tiếng gì kêu? Màu gì?

Để giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hằng ngày, người lớn cần trả lời câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ them những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được dể dàng và hiệu quả nhất. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ  cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm Non.” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.

2.Mục đích nghiên cứu

 Nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi đủ thành phần,làm phong phú vốn từ cho trẻ.

 Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.

 Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG
Mới hơn Cũ hơn