Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 trung học cơ sở thông qua dạy học chương tam giác đồng dạng

Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 trung học cơ sở thông qua dạy học chương tam giác đồng dạng

Rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông trong giai đoạn 2011 - 2020. Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Trước tình hình của đất nước Đảng và Nhà nước đã có quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, mục  tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu cụ thể cho giáo dục phổ thông là “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học…” [10, tr. 2].

Trong giai đoạn hiện nay, trước những thời cơ và thử thách to lớn, tư duy và tầm nhận thức của HS thay đổi, cơ sở vật chất thay đổi theo sự phát triển, phương pháp dạy học cũng đổi mới, chương trình đào tạo đổi mới…, để tránh nguy cơ bị tụt hậu, việc rèn luyện khả năng sáng tạo cho thế hệ trẻ càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là chủ trương đổi mới toàn diện của nước nhà nói chung và trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, trường THPT & THCS Nguyễn Tất Thành, Hà Nội nói riêng  [27, tr. 2].

Các nhà lý luận dạy học ngày nay đã tổng kết các thành phần của nội dung học vấn phổ thông và chức năng của từng thành phần đối với hoạt động tương lai của thế hệ trẻ. Trong đó, hoạt động sáng tạo là một trong 4 thành phần không thể thiếu của nội dung học vấn mà nhà trường cần giáo dục cho HS.

Trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS ở trường phổ thông, môn Toán đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì, “Một quốc gia cường thịnh, tất yếu phải có toán học tiên tiến”. [21, tr. 9]. Toán học là ngôn ngữ khoa học, nó dùng kí hiệu, công thức, hình vẽ, khái niệm, mệnh đề và luận chứng…, rất chính xác mà ngắn gọn súc tích biểu đạt quan hệ số lượng vạn vật và quan hệ vị trí không gian. Không hiểu toán học thì không thể lý giải được khoa học. Đồng thời, Toán học có thể đủ để phát triển tư duy lí tính con người. Vì thế từ nhỏ chúng ta cần học tốt Toán học.

Từ năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc bồi dưỡng năng khiếu Toán học cho HS trong đó biểu hiện cơ bản là suy nghĩ và vận dụng tư duy sáng tạo trong khi học Toán [1, tr. 3]. Tuy nhiên, tình trạng học toán theo kiểu “sôi kinh nấu sử”. Cách học đó làm cho HS ít có điều kiện để phát triển khả năng tư duy, khả năng tư duy độc lập và sáng tạo bị hạn chế. Thực tế đòi hỏi phải tìm ra phương pháp dạy học thích hợp với HS khá và giỏi Toán, giúp các em học tập thoải mái và hứng thú, phát huy cao tiềm lực sẵn có của HS, HS có thể ứng dụng vào bài toán thực tế, toán vui để giải trí và đồng thời kích thích sự khám phá, chinh phục để rèn luyện tư duy toán học, logic cho HS nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân tài.

Vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho HS đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Với tác phẩm “Sáng tạo toán học” nổi tiếng, nhà toán học kiêm tâm lý học G. Polya đã nghiên cứu bản chất của quá trình giải toán, quá trình sáng tạo toán học [13].

Ở nước ta, đã có nhiều công trình giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS, như các công trình [4], [9], [14], [19], [24], [26]…..

Cũng đã có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đề cập đến việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS như [15], [22], [25]…

Trong chương trình Hình học của lớp 8 trong các trường THCS, chương “Tam giác đồng dạng” là một trong những chương khó. Trong chương này, HS bắt đầu làm quen và luyện tập sử dụng công cụ vẽ hình phụ và phát triển từ bài toán gốc để giải quyết các dạng bài tập rất phong phú. Vẽ thêm hình phụ là một sự sáng tạo “nghệ thuật” tùy theo yêu cầu của một bài toán cụ thể. Bởi vì việc vẽ thêm hình phụ cần đạt được mục đích là tạo điều kiện để giải được bài toán thuận lợi chứ không phải là công việc tùy tiện… Hơn nữa, việc vẽ thêm hình phụ phải tuân theo các phép dựng hình và các bài toán dựng hình cơ bản. “Kỹ năng này được chuẩn bị từng bước, từ chỗ có yêu cầu trả lời câu hỏi “Vì sao?” đến chỗ có yêu cầu chứng minh; từ kỹ năng thực hiện một bước suy luận đến một dãy suy luận; từ kỹ năng sử dụng một cách vẽ hình phụ đến việc phối kết hợp nhiều cách vẽ hình phụ trong cùng một bài toán và hơn nữa là việc sáng tạo tìm tòi ra các bài toán mới nhờ sử dụng công cụ là cách vẽ hình phụ. Đối với HS trường chuyên thì nhiệm vụ này hết sức cần thiết và quan trọng.” [11, tr. 8].

Như vậy, việc bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo trong hoạt động dạy học toán học được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS lớp 8 THCS thông qua dạy, giải các bài tập hình học chương: “Tam giác đồng dạng” ở trường THCS thì các tác giả chưa khai thác và đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. Với nhận thức đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn này là: “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 Trung học cơ sở thông qua dạy học chương “Tam giác đồng dạng””.

Khai thác khả năng phát triển tư duy sáng tạo và đề xuất một số biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho HS lớp 8 Trường THCS thông qua dạy học chương “Tam giác đồng dạng”.

Link tải file đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn