Skkn tích hợp tư tưởng, đạo đức hồ chí minh trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở



1.1. Lí do chọn đề tài

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[6].

Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn học giáo dục công dân ở trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục. Môn học nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân, phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế là mục tiêu của môn học. Nhưng thực tế cho thấy phần lớn học sinh học giáo dục công dân theo quan điểm bắt buộc phải học bởi nó là một môn học để tính điểm trung bình các môn. Sau khi kiểm tra hứng thú môn học thì phần lớn học sinh không hứng thú học môn học này do nhiều nguyên nhân như: nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh, của một số giáo viên,… xem là môn học phụ, không cần thiết cho tương lai, học đối phó để lấy điểm mà thôi. Vai trò của môn Giáo dục công dân chưa được coi trọng đúng mức theo đúng tên gọi của nó: GIÁO DỤC CÔNG DÂN.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng phải đứng trước những thách thức lớn. Đất nước đang trên đường đổi mới, nền kinh tế thị trường đã tác đô ̣ng không nhỏ tới nhận thức của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em học sinh.

Một thực tế hiện nay, có rất nhiều vụ án xảy ra mà người phạm tội còn rất trẻ, trong đó có không ít những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh rơi vào tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, không hiếu thảo với ông bà cha mẹ, không kính trọng thầy cô, các em mê games bỏ học…Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.Vì vậy việc giáo dục đạo đức con người điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.

Bộ Chính trị đã phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấ gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Người; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng [3].

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục thế hệ trẻ, nh giáo dục cho họ có “cái nền” đạo đức cách mạng để họ trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đạo đức luôn là vấn đề được Người quan tâm hàng đầu, Người luôn nhấn mạnh vai trò của đạo đức như từ ngàn xưa ông cha ta vẫn luôn căn dặn: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì vậy, để cho thanh niên nói chung và học sinh nói riêng thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để học tập và làm theo Người, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung tích hợp tư 2 tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở một số môn trong trường phổ thông, trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD).

Bản thân tôi là một giáo viên dạy GDCD, trước yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học và đặc trưng bộ môn tôi nhận thức được rằng: Bên cạnh việc dạy học kiến thức còn phải hết sức chú ý đến việc phát triển kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi mạnh dạn lựa chọn nôi dung: “Tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở” làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiê ̣u quả môn học.Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.

Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hình thành nên những con người Viê ̣t Nam mới: phát triển cao về trí tuê ̣, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và có trách nhiệm với đất nước.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Học sinh các khối 6, 7, 8 và 9 ở trường THCS.

- Các bài học môn Giáo dục công dân trong trường THCS có tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tuy nhiên, với đề tài này, tôi xin tích hợp thông qua các bài dạy trong chương trình môn GDCD lớp 8 và lớp 9 về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật có những nội dung cần lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những nội dung không có trong quy định nhưng có thể tiến hành lồng ghép, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

...

Tải file word đầy đủ tại đây: TẠI ĐÂY

Mới hơn Cũ hơn