Skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm (lớp 10)



skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm. Skkn giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10.

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông rằng hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất con người càng được nâng cao, đi kèm với vấn đề đó là sự phát triển vượt bậc của các loại phương tiện giao thông. Hàng ngày, chúng ta vẫn thấy tin tức về những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, tai nạn giao thông đang trở thành vấn nạn của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Mỗi năm ở Việt Nam, trung bình có khoảng gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và với hơn 20.000 vụ tai nạn, va chạm giao thông, các vụ tai nạn giao thông không chỉ để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, tính mạng của con người mà còn đem lại nỗi đau tinh thần không bao giờ quên được cho người thân trong gia đình các nạn nhân. Theo thống kê của Cục Giao thông đường bộ Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn thương tâm đó, tuy nhiên một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là do ý thức của con người khi tham gia giao thông.

Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý thức, kỹ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về Luật Giao thông và hạn chế về kỹ năng khi tham gia giao thông nên không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mà người gây ra tai nạn hoặc nạn nhân chính là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, việc cung cấp cho học sinh THPT những hiểu biết cơ bản về Luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn, có văn hóa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông của nước ta vẫn chưa có bộ môn nào dành riêng cho vấn đề này. Do đó, những năm gần việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các cấp đặc biệt là cấp THPT luôn luôn được chú trọng.

Trường THCS & THPT Bàu Hàm là một ngôi trường thuộc vùng sâu, vùng xa của Tỉnh Đồng Nai, hiện nay vẫn chưa có tuyến xe BUS từ trung tâm huyện Trảng Bom về xã Bàu Hàm, bên cạnh đó, học sinh của trường nói chung và lớp tôi chủ nhiệm (lớp 10A5)  nói riêng, đa số là con em các dân tộc thiểu số ở nước ta, nghề nghiệp chủ yếu của phụ huynh học sinh là làm rẫy hoặc làm công nhân, nhà ở xa, không có điều kiện đưa đón con em thường xuyên nên thường mua xe cho các em tự tham gia giao thông khi đến trường. Việc nâng cao ý thức cho các em khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn là vấn đề hết sức cần thiết.

Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆMlà đề tài nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.

Về phía nhà trường, cán bộ giáo viên:

- Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như tích hợp vào các giờ học bộ môn trong trường nên dựa trên cơ sở là các văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm.

- Cơ sở vật chất của trường THCS&THPT Bàu Hàm tương đối hoàn thiện: sân bãi rộng, nhà xe thiết kế phù hợp, rộng rãi phục vụ cho nhu cầu gửi xe của giáo viên và học sinh, hội trường với khoảng 500m2, được trang bị hệ thống máy chiếu, loa đài rất thuận tiện cho các buổi sinh hoạt tập thể, 04 phòng máy chiếu với bảng thông minh, hệ thống máy tính hoạt động tốt, các máy chiếu rời... phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục ATGT cho học sinh.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên – Đội Thiếu niên tiền phong trong trường hoạt động tích cực, là nhân tố nòng cốt tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào cũng như hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho nhà trường. Công tác được thực hiện và duy trì hàng năm nên việc triển khai hoạt động khá thuận lợi.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, tuy nhiên, vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh. Theo kết quả điều tra (phụ lục 1), 80% giáo viên khi được hỏi đều cho rằng giáo dục ATGT cho học sinh cần sự phối hợp giữa tổ chức Đoàn – Đội với GVCN và phụ huynh học sinh nhưng 20% giáo viên lại cho rằng trách nhiệm giáo dục ATGT cho HS thuộc về tổ chức Đoàn – Đội; vẫn còn 12,6% giáo viên cho rằng giáo dục ATGT cho học sinh chưa thực sự cần thiết, điều này đã dẫn đến công tác giáo dục ATGT cho học sinh trong trường còn nhiều hạn chế.

Về phía phụ huynh và học sinh:

          - Học sinh trường đa số là con gia đình nông dân, công nhân đi làm xa nên việc phối hợp với nhà trường giáo dục con em chưa được quan tâm đúng mức. Một số học ở cách xa trường, đường đến trường chủ yếu là đường rẫy nên việc đi lại học tập của các em chưa được theo dõi sâu sát. Một bộ phận Cha mẹ học sinh (CMHS) kiến thức về luật giao thông còn hạn chế, vô tư vi phạm luật giao thông như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chở 3, chở 4 hoặc có thái độ không kiên quyết nên đã để con em sử dụng phương tiện đi học không đúng quy định vô hình chung đã tiếp tay cho các em vi phạm pháp luật.  

-  Kiến thức luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh còn hạn chế: đi xe hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, đi xe máy, thậm chí không đội mũ bảo hiểm chở ba ...

- Lớp 10A5 do tôi chủ nhiệm có 40 học sinh, 87,5% học sinh là con em dân tộc thiểu số ở Việt Nam; đang ở độ tuổi 15, 16 nên các em còn non nớt trong nhận thức, tâm lý của các em chỉ thích tìm hiểu những vấn đề mới mẻ, trẻ, sôi động, thích xem những kênh ca nhạc, giải trí hơn xem các clip về giáo dục ATGT. Vào đầu năm học, khi được khảo sát (Phụ lục 2), đa số các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm – 10A5 -  đều cho rằng ý thức tham gia giao thông của những người xung quanh còn thấp, 90% học sinh cho rằng việc giáo dục ATGT là cần thiết và đa số các em đã từng vi phạm ít nhất 1 lỗi khi tham gia giao thông mặc dù chưa có em nào bị công an giao thông trực tiếp bắt lỗi;  75% các em sử dụng xe đạp điện hoặc xe máy để đến trường nên việc giáo dục an toàn giao thông cho các em là vấn đề tôi rất quan tâm.

Với những thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho học sinh lớp chủ nhiệm, các giải pháp này là hoàn toàn mới tại đơn vị nơi tôi đang công tác.

Link tải file word đầy đủ: Tải xuống
Mới hơn Cũ hơn