Skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi

 


        Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục sau này.Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt,rất trong sáng và dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà nói “Dạy trẻ từ thủa còn thơ”

      Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chình vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ ngày xưa. Tuy nhiên các con lại rất thiếu kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn chúng tìm ngay đến người lớn mà không tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức,tình cảm của trẻ. Vì thế để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên tìm cách hướng dẫn chỉ bảo cho trẻ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ ngay từ bây giờ. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ thấy quí trọng bản thân nuôi dưỡng những giá trị sống và hình thành kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi trẻ cần có những tác động khác nhau đến kĩ năng sống của ttrẻ. Chăm sóc, giáo dục , nuôi dưỡng trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm , thẩm mỹ, trí tuệ, là nền tảng cho quá trình suốt đời của trẻ. Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ tự phục vụ đầu tiên tôi tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến trẻ chưa có khả năng tự phụ vụ và ý thức của trẻ phục vụ chưa tốt.

Nguyên nhân thứ nhất:  Xuất phát từ phía trẻ,có một số cháu do khả năng tiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung nghe cô hướng dẫn điều này dẫn đến cho giáo viên dẫn đến bực mình có thể mắng hoặc phạt trẻ. Đôi với những giáo viên có cái tâm thì có thể kiềm chế bản thân để hướng dẫn cháu đến nơi, đến chốn. Nhưng bên cạnh đó có những cô sợ mình kiềm chế không được đã để cho trẻ tự mày mò hoặc giúp trẻ luôn. Trong gia đình cũng vậy cứ nghĩ con mình còn nhỏ chưa thể làm được hay làm luống cuống nên bố mẹ làm luôn cho nhanh, điều này cứ thế lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm và không có kĩ năng tự phục vụ.

        Nguyên nhân thứ hai : Xuất phát từ giáo viên, do cô không chịu khó không kiên trì hướng dẫn trẻ tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho đỡ mất thời gian, đỡ phải bực tức khi cháu không làm được. Việc này lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm và không có kĩ năng tự phục vụ. Vì trẻ nghĩ “ Mình không làm thì có người khác làm thôi”.

        Nguyên nhân thứ ba: Do mỗi gia đình Việt Nam chỉ có 1 đến 2 con, tất cả những tình cảm bố mẹ dành trọn cho những đứa con yêu quý của mình, ngoài ra còn có những đứa trẻ là con cầu con khẩn nên được gia đình chiều chuộng hết mức. Trẻ luôn được đáp ứng ngay mọi yêu sách, moi mong muốn của trẻ. Bố mẹ làm thay trẻ tất cả mọi việc vì sợ trẻ vất vả, sợ quá sức của con, sợ con làm không đúng ý mình, sợ mất thời gian….. Điều này lâu dần hình thành thói quen ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười lao động. Ngoài ra còn có vô số các nguyên nhân khác chủ quan hay khách quan đã làm cho trẻ thiếu kĩ năng và thói quen tự phục vụ.

      Chính vì vậy tôi luôn quân tâm đến biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Ở lứa tuổi này bước đầu có khả năng giao tiếp có thể học những bài học tự phục vụ đơn giản rồi dần dần đến phức tạp.

   Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của kĩ năng tự phục vụ với sự phát triển của trẻ tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục  kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi”.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn