Skkn rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc hiểu truyện ngắn trong chương trình ngữ văn 12

  

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 12 hay nhất, Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 12 mới nhất, Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 12 file word, Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 12,...
         Trong xã hội ngày nay, cùng những bước tiến tích cực về mọi mặt là những tồn tại đầy nhức nhối khiến mỗi một công dân đều phải trăn trở. Với tư cách là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tôi rất đau lòng khi phải chứng kiến mầm non của mình có những hành động thiếu văn hóa. Một trong những tình trạng đáng buồn đó chính là học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, ra đời gặp nhiều bất trắc, ứng xử thiếu kĩ năng, dễ lún sâu vào những tệ nạn của xã hội…xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì nhiều nhưng có lẽ, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kĩ năng sống.

  Kĩ năng sống là một trong những yếu tố cần thiết của thời đại, đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo tích hợp kĩ năng sống vào trong chương trình học của học sinh.

Kĩ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt là học sinh lớp 12 Trung học phổ thông (THPT). Đây là lứa tuổi đang ở ngưỡng cửa của một công dân trưởng thành, độ tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn, mọi suy nghĩ và hành động còn nông nổi, cảm tính; giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, kích động…vì thiếu những kĩ năng sống cơ bản. Là năm cuối cùng của cấp trung học, các em phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, phải chịu nhiều áp lực…Vì vậy, nếu thiếu những kĩ năng sống cơ bản, học sinh lớp 12 dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt với một trường nông thôn như trường chúng tôi. Thực tế chúng ta đã chứng kiến không ít trường hợp đau lòng: Có những em vì thiếu kĩ năng sống nên dễ bị lôi kéo dẫn đến bỏ học đi làm ăn, học sinh khá giỏi dễ bị nản chí trước tình tình biến động của xã hội, có những học sinh cuối cấp tìm lẽ sống của mình ở trò chơi điện tử, học sinh vô lễ coi thường giáo viên và môn học…Hơn thế, học sinh lớp 12 trong một thời gian ngắn nữa các em phải bước vào cuộc sống tự lập, phải tự mình đối mặt với những tình huống khác nhau của cuộc sống phức. Vì thế, giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh lớp 12 là một việc thiết thực. Xưa đã dạy “Tiên học lễ, hậu học văn” đặc biệt với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và cho học sinh lớp 12 nói riêng.

          Vì những lí do trên, với tư cách là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi đã trăn trở và thử nghiệm nhiều cách “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 12” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy Văn, đồng thời góp phần bé nhỏ vào việc khắc phục tình trạng thiếu kĩ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh, nhất là học sinh cuối cấp THPT giúp các em thành công trong cuộc sống.

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và khảo sát đánh giá thực trạng dạy học, xác định năng lực vận dụng kĩ năng sống của học sinh từ đó đề xuất những biện pháp hợp lý góp phần nâng cao kĩ năng lĩnh hội và ứng xử các tình huống cho học sinh THPT Hà Trung.

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy, quy trình học tập cũng như môi trường đào tạo. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống phải đáp ứng nhu cầu của người học, nội dung giáo dục phải thiết thực hiệu quả. Bản thân đã sử dụng một só biện pháp khá hiệu quả trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng trong tiết đọc Văn.

 Thực tế, kĩ năng sống không thể chỉ được giới thiệu và giảng giải bằng lí thuyết. Bởi “lí thuyết suông” có thể tạo ra sự nhàm chán hoặc suy nghĩ “văn nói láo, báo nói thừa” từ phía học sinh, khiến các em mất niềm tin vào lời thầy cô giảng. Hơn nữa, chỉ lí thuyết không chắc hẳn các em sẽ rất chóng quên. Vì thế, tôi mạnh dạn giải quyết vấn đề bằng các tình huống .

Ưu thế nổi bật nhất của việc tạo ra được những tình huống có ý nghĩa vận dụng trong quá trình dạy học văn:

- Nâng cao tính thực tiễn của môn học, để Văn học gắn với đời sống chứ không phải là thế giới chỉ có trong sách vở.

- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của học sinh trong quá trình học.

- Đặc biệt sẽ rèn luyện, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông.

- Ngoài ra, giáo viên trong vai trò của người dẫn dắt, cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn, những giải pháp mới từ phía học sinh để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu.

Link tải file word đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn