Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học lớp 11 hay nhất, Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học lớp 11 mới nhất, Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học lớp 11, Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thpt,...
Thế
giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đặt ra thách thức rất lớn cho Việt Nam nói chung và ngành giáo dục
nói riêng buộc phải có những thay đổi căn bản toàn diện và đột phá để có thể
phát triển cùng thời đại.
Nếu như trước đây, trong giáo dục truyền
thống, giáo viên chỉ cung cấp, truyền dạy thông tin tri thức của các bộ môn
khoa học một cách đơn thuần thì ngày nay, người máy và các thiết bị thông minh
sẽ làm tốt hơn các nhà giáo. Học
sinh, sinh viên được đào tạo theo mô hình truyền thống mất một khoảng thời gian
trả lời câu hỏi làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng
dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa, tư duy liên kết các sự
vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế. Vậy nên, rào cản
lớn nhất trong giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa bốn lĩnh vực quan trọng:
khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng
cách lớn giữa học và làm, giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Giáo dục STEM là một cách tiếp cận
liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính
nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các người học
áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các
bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ
chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với
đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới. Giáo dục STEM có thể tạo
ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác
động lớn đến sự thay đổi nền kinh tế.
Chúng ta đang sống trong thời đại hòa nhập cao giữa
các quốc gia có văn hóa khác nhau. Nhu cầu trao đổi công việc và nhân lực cũng
ngày một cao. Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi ngành giáo dục cũng cần chuẩn bị
cho học sinh những kỹ năng và kiến thức theo chuẩn toàn cầu. Giáo dục STEM với
nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 sẽ là mô
hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần của thế giới. Những người hoạch định
chính sách cần có phương pháp nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp về giáo
dục STEM từ các bậc cha mẹ, giáo viên, nhà trường, đến các nhà giáo dục các cấp.
Cải cách giáo dục là điều tất yếu, triển khai giáo dục STEM để đón đầu được xu
hướng phát triển giáo dục của tương lai sẽ là bước đặt nền móng vững chắc cho sự
phát triển đất nước trong tương lai.
Tuy vậy, khi nhắc đến giáo dục STEM nhiều giáo
viên còn mơ hồ hoặc nhầm lẫn một số vấn đề chủ chốt:
1.
Giáo dục liên ngành trong triết lí giáo dục STEM khác gì khái
niệm đa ngành?
2.
Giáo dục STEM chỉ dạy về lập trình và robot?
3.
Giáo dục STEM phù hợp cho học sinh nam hơn là học sinh nữ?
4.
Chương trình giáo dục STEM buộc giáo viên phải thay đổi hoàn
toàn về nội dung và phương pháp dạy?
5.
Chỉ những môn khoa học, công nghệ, toán học và kĩ thuật mới
áp dụng dạy học STEM? Những môn học khác có thể định hướng dạy học STEM không
và thiết kế một bài giảng STEM như thế nào?
Từ
những lí do trên tôi chọn đề tài: Định
hướng STEM trong dạy học hóa học và thiết kế 1 số dự án định hướng STEM hóa học
lớp 11 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới để nghiên cứu với mong
muốn góp phần vào việc chuẩn bị tốt nhất hành trang cho giáo viên và học sinh
trước những thay đổi căn bản toàn diện của chương trình giáo dục phổ thông
trong thời gian tới đây.
Link tải file word đầy đủ 55 trang: Tải xuống