Giáo dục mầm non là ngành giáo dục hết sức quan
trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến trường trẻ
được học, được chơi, được tiếp xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương
của cô giáo, được khám phá thế giới bí ẩn xung quanh, biết cách sống tự lập cao. Nhờ quá trình
giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mĩ, tâm lí,
tình cảm .
Tâm hồn trẻ thơ
như tờ giấy trắng, rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt
cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Nếu như chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ
đúng cách thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau.
Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện những thói quen tốt
cho trẻ ngay từ nhỏ. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền
kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan
tâm đến con.
Và cũng không ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, cha mẹ làm thay hết mọi
việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ.
Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến trẻ lười biếng, thụ động và sẽ gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì vậy việc giáo
dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng là vô cùng cần
thiết đối với trẻ mầm non. Như ông bà xưa thường nói “ dạy trẻ từ thưở lên ba”
Nếu
các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và
tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Nếu trẻ biết
tự phục vụ bản thân , trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị
sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân
bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh
thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh.
Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần những tác động khác nhau đên kỹ năng sống của trẻ.
Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ
phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
Chính
vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ của trẻ,
đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy 3 - 4 tuổi.Theo nghiên cứu thì trẻ ở
lứa tuổi này não bộ vẫn rất dễ dàng tiếp thu và thay đổi, đặc biệt là trong những
tình huống kích thích cảm xúc của bé và sau khi trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi
sự hoạt động cơ thể. Vì thế những kinh nghiệm tích cực mà trẻ thu được trong thời
kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng lâu dài và toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ
hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, trẻ có sự chủ động trong cuộc sống
sau này. Là giáo viên mầm
non, làm thế nào để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả
tốt nhất là vấn đề khiến bản thân tôi hết sức băn khăn
trăn trở.
Qua việc tìm tòi,
nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng tự phục vụ đối với
sự phát triển của trẻ. Bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn và thực hiện
đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ
3- 4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả”.
Qua thực tế tôi
thấy tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ở trường mầm
non. Tôi mong muốn tìm ra một số biện pháp cụ thể, yêu cầu giáo viên thực hiện
để giúp các cháu phát triển tính chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ ở trường mầm
non. Đề tài này tôi nghiên cứu, đúc rút từ công tác giảng dạy ở đơn vị của tôi.
Và có thể áp dụng cho các đơn vị khác ở trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống