Skkn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1. MỞ
ĐẦU................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
1.2.
Mục đích nghiên cứu................................................................................ 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 1
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 1
1.5. Những điểm mới của sáng kiến................................................................. 2
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.............................................. 2
2.1. Cơ sở lí luận của
sáng kiến kinh nghiệm................................................... 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...................... 3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã
sử dụng để giải quyết vấn đề....................... 4
2.3.1.
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ............................... 4
2.3.2.
Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tự làm đồ dùng đồ chơi........... 6
2.3.3.
Cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm.................................. 7
2.3.4.
Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời............................... 8
2.3.5.
Kinh nghiệm thiết kế bộ sưu tập các trò chơi........................................ 11
2.3.6.
Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan dã ngoại.............. 12
2.3.7. Kinh nghiệm phối hợp với các bậc phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được
trải nghiệm.................................................................................................................... 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh
nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường............................................................................................... 15
3.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................... 16
3.1. Kết
luận................................................................................................. 16
3.2. Kiến nghị............................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 17
Giáo
dục mầm non hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kĩ
năng xã hội.Đó là việc phát triển năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc tình cảm của
mình; hiểu và đáp lại tình cảm cảm xúc của người khác, hình thành và rèn luyện
tính tự tin. Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp trẻ biến kiến thức, tình cảm
của trẻ thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen tốt. Từ đó giúp trẻ mầm
non làm chủ cuộc sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơn trong xã hội hiện
đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay.
Trong
các độ tuổi trẻ mầm non thì trẻ mẫu giáo lớn có mối quan hệ với những người
xung quanh được mở rộng một cách đáng kể.Vì vậy tình cảm của trẻ trở nên muôn
hình muôn vẻ, mạnh mẽ và sâu sắc hơn so với các lứa tuổi trước. Đây cũng là
giai đoạn trẻ ham học hỏi, có nhu cầu được tiếp thu và lĩnh hội những giá trị sống
để phát triển nhân cách và có hành vi ứng xử phù hợp với các hoàn cảnh sống của
mình.
Mỗi
trẻ có những yếu tố cá nhân và có sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như
hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau. Bởi vậy, là nhà giáo dục, tôi
thiết nghĩ cần có những biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để
tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm, khám phá và tự khẳng định bản
thân mình.
Hoạt
động trải nghiệmlà một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ có niềm say
mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, tình cảm
mới và hình thành kĩ năng mới. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ thẩu
hiểu ý nghĩa củalao động, biết sáng tạo khi làm ra một sản phẩm, biết trân trọng
sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động. Đây là con đường, là cách thức để
đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, ngữ và lao động. Tất
cả đó là nền móng để xây thành nhân cách đầu tiên của con người mới - con người
hiện đại ngay từ khi lứa tuổi còn thơ.
Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm để đúc kết
nên đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi”.
Tìm ra một số kinh nghiệm trong việc tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Giúp cho giáo viên tích
lũy thêm được những biện pháp, thủ thuật giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ. Để trẻ có được những cơ hội tốt nhất để thực hành, trải
nghiệm, tiếp thu kiến thức và hình thành các kĩ năng xã hội.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống